Triết gia Socrates

Triết gia Socrates

SOCRATES (469 - 369 TCN), triết gia Hy Lạp, người đã gieo ảnh hưởng mạnh mẽ lên triết học Tây phương thông qua ảnh hưởng của ông đối với Plato. Sinh tại Athens, con của ông Sophroniscus, điêu khắc gia, và bà Phaenarete, người đỡ đẻ. Ông được giáo dục cơ bản về âm nhạc, văn chương, thể dục. Sau đó ông tự tìm hiểu về tu từ học và pháp biện chứng của các nhà ngụy biện, những luận thuyết của các triết gia trường phái Ionia, và nền văn hóa phổ quát của Athens dưới thời Pericles. Ban đầu, Socrates theo nghề nghiệp của cha; tương truyền ông đã sáng tác một nhóm tượng ba nữ thần Hân hoan, Duyên dáng, Xinh đẹp đặt tại lối vào cổ thành Acropolis còn tồn tại cho đến thế kỷ II. Trong cuộc chiến tranh của Athens chống lại Sparta, ông phục vụ với tư cách một người lính bộ binh. Ông chiến đấu dũng cảm trong các trận đánh Pontiadea năm 432 - 430 tCN, trận Delium năm 424 tCN và trận Amphipolis năm 422 tCN. Socrates cho rằng, tranh luận quan trọng hơn trước tác nên đã dành hết cuộc đời mình giữa những đám đông và những nơi công cộng ở Athens, tham gia vào các cuộc đối thoại và tranh cãi với bất kỳ người nào lắng nghe hay chất vấn. Tương truyền Socrates có vẻ ngoài không mấy hấp dẫn; ông nhỏ con nhưng lại cực kỳ gan dạ và tự chủ. Ông đam mê cuộc sống và giành được danh tiếng trong xã hội nhờ trí thông minh nhạy bén và tính hài hước sắc sảo mà hoàn toàn không mỉa mai hay nhạo báng.

Socrates rất tuân thủ luật lệ của Athens, nhưng ông thường tránh xa chính trị mà theo ông đã bị hạn chế bởi những răn dạy thần thánh. Ông tin rằng, ông đã nhận được lối kêu gọi theo đuổi triết học và có thể phụng sự tổ quốc một cách tốt nhất bằng cách dành hết thời gian cho việc giáo huấn, và bằng cách thuyết phục người dân thành Athens tham gia vào cuộc tự vấn và chăm sóc tâm hồn của họ. Ông không viết sách và cũng không mở trường chính quy dạy triết học. Tất cả những gì tin cậy mà hậu thế biết được về con người và phương pháp tư duy của ông đều xuất phát từ các tác phẩm của hai nhân vật đáng chú ý: triết gia vĩ đại Plato, người thỉnh thoảng đặt vào miệng người thầy (Socrates) những quan điểm của riêng mình; và sử gia Xenophon, người có lẽ đã không hiểu được nhiều học thuyết của Socrates. Plato mô tả Socrtaes như người ẩn giấu đằng sau lời tuyên bố có tính mỉa mai rằng ông không biết gì vànhư người sắc sảo và thông minh về trí tuệ cho phép ông hiểu thấu các lý lẽ một cách dễ dàng đáng kinh ngạc.

Socrates rất tuân thủ luật lệ của Athens, nhưng ông thường tránh xa chính trị mà theo ông đã bị hạn chế bởi những răn dạy thần thánh. Ông tin rằng, ông đã nhận được lối kêu gọi theo đuổi triết học và có thể phụng sự tổ quốc một cách tốt nhất bằng cách dành hết thời gian cho việc giáo huấn, và bằng cách thuyết phục người dân thành Athens tham gia vào cuộc tự vấn và chăm sóc tâm hồn của họ. Ông không viết sách và cũng không mở trường chính quy dạy triết học. Tất cả những gì tin cậy mà hậu thế biết được về con người và phương pháp tư duy của ông đều xuất phát từ các tác phẩm của hai nhân vật đáng chú ý: triết gia vĩ đại Plato, người thỉnh thoảng đặt vào miệng người thầy (Socrates) những quan điểm của riêng mình; và sử gia Xenophon, người có lẽ đã không hiểu được nhiều học thuyết của Socrates. Plato mô tả Socrtaes như người ẩn giấu đằng sau lời tuyên bố có tính mỉa mai rằng ông không biết gì vànhư người sắc sảo và thông minh về trí tuệ cho phép ông hiểu thấu các lý lẽ một cách dễ dàng đáng kinh ngạc.

Socrates rất tuân thủ luật lệ của Athens, nhưng ông thường tránh xa chính trị mà theo ông đã bị hạn chế bởi những răn dạy thần thánh. Ông tin rằng, ông đã nhận được lối kêu gọi theo đuổi triết học và có thể phụng sự tổ quốc một cách tốt nhất bằng cách dành hết thời gian cho việc giáo huấn, và bằng cách thuyết phục người dân thành Athens tham gia vào cuộc tự vấn và chăm sóc tâm hồn của họ. Ông không viết sách và cũng không mở trường chính quy dạy triết học. Tất cả những gì tin cậy mà hậu thế biết được về con người và phương pháp tư duy của ông đều xuất phát từ các tác phẩm của hai nhân vật đáng chú ý: triết gia vĩ đại Plato, người thỉnh thoảng đặt vào miệng người thầy (Socrates) những quan điểm của riêng mình; và sử gia Xenophon, người có lẽ đã không hiểu được nhiều học thuyết của Socrates. Plato mô tả Socrtaes như người ẩn giấu đằng sau lời tuyên bố có tính mỉa mai rằng ông không biết gì vànhư người sắc sảo và thông minh về trí tuệ cho phép ông hiểu thấu các lý lẽ một cách dễ dàng đáng kinh ngạc.

Dù là người yêu nước và là người có niềm tin tôn giáo sâu sắc, Socrates vẫn bị nghi ngờ bởi nhiều người cùng thời với ông, những người bất bình về thái độ của ông đối với nhà nước Athens và tôn giáo chính thống. Năm 339 tCN, ông bị buộc tội đã không tôn thờ các vị thần của nhà nước Athens và quảng bá những thần thánh mới, ám chỉ đến daemonton, hay tiếng nói thần bí bên trong, mà Socrates thường nhắc tới. Ông cũng bị buộc tội làm suy đồi đạo đức của giới trẻ, lôi kéo họ từ bỏ những nguyên tắc dân chủ; và ông bị đồng nhất một cách sai trái với những nhà ngụy biện, có lẽ vì ông đã bị nhà viết hài kịch Aristophanes giễu cợt trong vở kịch “Những đám mây” như ông chủ của “cửa hiệu suy tư” mà tại đó, những người trẻ được dạy làm sao cho những lý lẽ tệ hại có vẻ như những lý lẽ thuyết phục hơn. Trong tác phẩm Apology của Plato nêu lên nội dung biện hộ do Socrates trình bày tại phiên tòa xử ông; đó là lời bào chữa hùng hồn cho toàn bộ cuộc đời ông. Ông bị kết án tử hình, mặc dù chỉ có một đa số không nhiều biểu quyết. 

Theo sử sách ghi lại, khi Socrtaes đưa ra lời phản đối mỉa mai bản án tử hình của toà án, ông đề nghị chỉ trả một án phí nhỏ bởi vì lực quyền uy của ông đối với nhà nước với tư cách là người có sứ mệnh triết học, bồi thẩm đoàn tức giận trước đề nghị này đến mức biểu quyết bản án tử hình bằng đa số áp đảo. Bạn bè Socrates lập kế hoạch cho ông trốn khỏi nhà tù, nhưng ông muốn tuân thủ pháp luật và chết cho chính nghĩa của ông hơn. 

Ông trải qua ngày cuối đời bên cạnh bạn bè và người hâm mộ, và buổi chiều tối đó ông bình thản thi hành bản án tử hình bằng cách uống cạn chén thuốc độc theo đúng thủ tục hiện hành. Plato mô tả phiên toà và cái chết của Socrates trong Apology, Crito và Phaedo.

QUAN ĐIỂM ĐẠO ĐỨC VÀ CHÍNH TRỊ CỦA SOCRATES 

Với Socrates, vấn đề trọng tâm của triết học chuyển từ vũ trụ luận đến sự trình bày luật lệ cuộc sống, đến việc ''sử dụng lý trí một cách thiết thực''. Như trong Apology thuật lại, thông điệp cụ thể từ Thượng Đế mà Soerates mang đến cho đồng loại của ông là thông điệp về sự chăm sóc linh hồn mình, làm cho linh hồn mình hoàn thiện đến mức tối da - thực vậy, ''làm cho nó giống như Thượng Đế'' và đừng làm hỏng linh hồn mình, như hầu hết con người thường làm bằng cách tập trung chăm lo cho thân xác và ''của cải'' trước khi chăm lo cho linh hồn; vì linh hồn hay tinh thần chính là bản ngã chân thực nhất của con người. Quan điểm của Soclates về linh hồn trái ngược hẳn với quan điểm của Homer và trường phái Miletus coi tinh thần như ''hơi thở của cuộc sống'', nó sẽ thôi hoạt động khi thân xác tan rã, và cũng tương phản với quan điểm thịnh hành lúc bấy giờ trong các giới chịu ảnh hưởng tôn giáo, theo đó linh hồn là một kẻ xa lạ tạm trú trong thân xác, ''nó ngủ trong khi thân xác hoạt động, và thức dậy khi thân xác ngủ''; thay vào đó, ở thế kỷ IV, linh hồn được quan niệm như một cá nhân bình thường đi dạo, là chỗ ở của cá tính và trí thông minh, “linh hồn'' như Socrates nói trong tác phẩm của Plato “vì vậy mà được chúng ta gọi là khôn ngoan hay xuẩn ngốc, tốt hay xấu''. Và khi từ ngữ này lần đầu tiên được các tác giả chịu ảnh hưởng của Socrates (Isoerates, Plato và Xenophon) sử dụng, cách dùng đó hoàn toàn được quy cho ảnh hưởng củaông. Theo đó linh hồn là con người.

Theo Socrates, hạnh phúc của con người, tùy thuộc trực tiếp vào tình trạng tốt hay xấu của linh hồn người đó. Không ai từng mong ước điều gì khác điều thiện thực sự, tức là hạnh phúc thực sự. Nhưng con người bỏ lỡ hạnh phúc của mình vì họ không biết nó là gì. Họ nhầm tưởng những thứ không thực sự tốt (như của cải hay quyền lực vô hạn) là điều thiện đích thực. Trong ý nghĩa này, mọi hành vi xấu đều là không chủ tâm''. Con người cần biết điều thiện đích thực và không nên lẫn lộn nó với cái gì khác, để tránh dùng quyền lực, sức khỏe, của cải, hay cơ hội một cách sai trái. Nếu một người có sự hiểu biết này, anh ta sẽ luôn luôn hành động theo nó. Ví dụ, nếu một người thực sự hiểu rằng, phạm tội ác là tệ hại hơn là chịu đựng tổn hại hoặc đau khổ hoặc chết chóc, thì không nỗi sợ hãi nào dẫn anh ta đến chỗ phạm tội ác. Đối với nhà ngụy biện chuyên nghiệp, “thiện hảo'' là ''thành quả” trung tính luôn được giải thích theo hai cách, tốt hay xấu. Đối với Socrates, trái lại, tri thức về thiện hảo là tri thức duy nhất mà với nó người ta không thể sử dụng một cách sai trái; sở hữu nó là bảo đảm rằng, nó sẽ luôn luôn được sử dụng một cách đúng đắn. Do vậy, Socrates trở thành - ngược với triết học tương đối của Protagoras - người đề xướng ra học thuyết về đạo đức tuyệt đối dựa trên ý niệm chân hạnh phúc là thiện hảo không phải của người Athens hay Sparta hay thậm chí của người Hy Lạp mà là của con người với tư cách là một phần của nhân loại phổ quát. Từ quan niệm này, nhiệm vụ của nhà trị nước là chăm sóc'' linh hồn đồng bào mình và giúp họ ngày càng thiện hảo - và đó đích thực là chính trị. Tri thức về điều thiện cũng là cơ sở của thuật trị nước. Thiếu sót căn bản của chế độ dân chủ cổ đại theo Socrates, là đã đặt xã hội vào tay những người không sáng suốt và không có hiểu biết chuyên môn tương xứng.

 

----------
Share your research, Maximize your impacts
---***---

Xem thêm các bài viết vừa cập nhật trên eLIBRARY.vn

#buttons=(Bỏ qua !) #days=(20)

Hội thảo Khoa học QT xuất bản kỷ yếu ISBN, tham dự từ xa cập nhật tháng 10 và tháng 11 cho NCS và giảng viên XEM CHI TIẾT
Accept !
To Top